Ông Bùi Trung Kiên – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cho biết, mặc dù đã có thông báo tạm ngưng mọi hoạt động mua bán hệ thống, tuy nhiên người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn có thể lắp điện mặt trời mái nhà, lắp công tơ hai chiều và sử dụng inverter hòa lưới. Tuy nhiên sẽ không ghi nhận chỉ số phát ngược lên lưới điện trong thời gian chờ chính sách giá mới.
Động thái của các Công ty, doanh nghiệp?
Một công ty về điện năng lượng cho biết đối với việc này nhìn nhận rằng đây là biện pháp khuyến khích người dân tiếp tục lắp điện mặt trời phục vụ cho nhu cầu của các hộ gia đình, doanh nghiệp trong thời gian chờ giá. Ông cũng cho biết thêm, kể từ khi Quyết định số 13 hết hiệu lực, doanh nghiệp của ông đã từ chối lắp đặt khá nhiều dự án điện mặt trời mái nhà hộ gia đình do chưa có mức giá cụ thể.
Ông T.H.Đ giám đốc của một công ty đầu tư điện xanh cho biết cũng giống trường hợp trên, kể từ tháng 11, công ty ông đã cho tạm ngưng các dự án quy mô lớn vì không kịp thi công để hưởng giá FIT.
Không chỉ có các doanh nghiệp mà các hộ gia đình cũng đã tạm ngưng hoạt động lắp điện mặt trời, như ông Lê Ngọc Quang (Quảng Trị) cho biết, gia đình ông đã dừng kế hoạch đầu tư hệ thống điện mặt trời sau khi được tư vấn chưa có giá FIT mới, giá cũ đã hết hạn. Mặc dù trước đó, hộ gia đình của ông đã hoàn thành các bước bản vẽ, khảo sát, mua pin cho hệ thống công suất 30 kWp.
Có thể bạn quan tâm: Thực tế về việc sử dụng điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam
Phải chăng chính sách cần phải liền mạch?
Không quá khó để nhìn lại chặng đường phát triển điện mặt trời thời gian qua. Nhớ lại khi Quyết định 11 – khuyến khích phát triển điện mặt trời hết hiệu lực, người dân phải chờ đợi ròng rã 9 tháng để có chính sách mới là Quyết định số 13. Tuy nhiên sau đó Quyết định này chỉ có hiệu lực kéo dài trong 7 tháng. Đến hiện tại, hầu hết các dự án điện mặt trời trên mái nhà đều bị tạm dừng đầu nối, ký hợp đồng mua bán điện.
Điều này khiến các doanh nghiệp cung cấp các hệ thống điện năng lượng mặt trời lo lắng, bởi vì khi “trống” chính sách, sự phát triển của doanh nghiệp sẽ bị ngắt quảng, đội ngũ nhân công đầu tư lớn cho giai đoạn lắp đặt “nóng” hồi cuối năm bây giờ buộc phải ngồi chờ chính sách.
Ông Vũ Đình Khánh - giám đốc của một công ty đầu tư phát triển năng lượng cho biết, doanh nghiệp hiện tại đang rời vào cảnh “ngồi không”, ngóng chính sách mới có thể bắt tay phát triển dự án, hơn 100 nhân sự của doanh nghiệp này cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu việc làm. Phải chăng, “Cơ quan chức năng cần rút kinh nghiệm của giai đoạn trước để ban hành sớm chính sách giá mới ngay khi chính sách cũ hết hiệu lực?”
Nói đi cũng phải nói lại, khi thông báo mới nhất về việc có thể vẫn lắp đặt được hệ thống điện mặt trời trong thời gian chờ giá rất cần thiết. Bởi vì thứ khách hàng trông ngóng là giá FIT mới, tuy nhiên nếu để lặp lại bài toán này ở năm 2020 thì khách hàng sẽ tiếp tục đi vào vết xe đổ. Vì cứ trông chờ giá FIT đến nửa năm sau đó lại không kịp chuẩn bị để lắp đặt hệ thống.
Ngoài ra, các hộ gia đình, các doanh nghiệp thay vì quá chú trọng vào giá FIT, để bán điện ngược lại cho EVN, thì các khách hàng nên nhìn lại tổng quan bài toán kinh tế về lợi ích của hệ thống điện mặt trời. Bán điện chỉ là phụ, thứ chính là hệ thống giúp người dùng tiết kiệm tối đa chi phí tiền điện. Với sự cho phép này của EVNHCMC, các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể tiếp tục lắp đặt hệ thống để sử dụng điện mặt trời.
EVN đã công bố giá bán điện cho các hệ thống từ năm 2020 trở về trước
EVN mới đây cũng đã có văn bản số 112 – thông báo giá mua điện mặt trời mái nhà năm 2021 được thông báo vào ngày 08/01/2020. Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông báo giá mua điện từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà như sau:
Đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà có ngày vận hành thương mại từ ngày 01/06/2017 – 30/06/2019: giá mua điện trong năm 2021 là 2,162 VNĐ/ kWh chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (Tương đương 9,35 Uscents/kWh).
Đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà có ngày vận hành thương mại từ 01/07/2019 – 31/12/2020 – giá mua điện trong năm 2021 là 1,938 VNĐ/ kWh chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (Tương đương 8,38 Uscents/kWh).
Theo thống kê của EVN đến cuối ngày 7/1/2021 – cả nước đã có 101.996 dự án điện mặt trời mái nhà hòa lưới với tổng công suất 9.583 MWp, gấp đôi công suất lắp đặt của thủy điện Sơn La. Trước khi quyết định 13 có hiệu lực, cả nước chỉ phát triển khoảng 500 MWp. Quyết định số 13 đã thúc đẩy sự phát triển điện năng lượng mặt trời mái nhà tại Việt Nam.